LA 01 KT Tác động của sự phát triển thị trường tài chính đến cấu trúc vốn doanh nghiệp niêm yết trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (Luận án tiến sĩ kinh tế)
Để download Tài liệu số: LA 01 KT Tác động của sự phát triển thị trường tài chính đến cấu trúc vốn doanh nghiệp niêm yết trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (Luận án tiến sĩ kinh tế)
- Bước 1: Giao dịch chuyển khoản (QR code phía dưới)
STK 105004389020, Viettinbank, Chủ TK: TRẦN HOÀNG HẢI
Nội dung: Mã Sản phẩm + gmail
VD: LA 01 KT
[email protected]
Hoặc combo 2 tài liệu số trở lên
VD: LA 01 KT + TL 05 CNXHKH.
[email protected]
- Bước 2: Sau khi chuyển khoản, bạn chụp màn hình và gửi tới số zalo 0936581840
Hoặc cách 2: Sau khi chuyển khoản thành công, bạn click vào mục "MUA" dưới đây để hoàn thành thông tin giao dịch.
- Bước 3: Sản phẩm số sẽ được chuyển vào gmail của bạn trong sau khi ban quản trị xác nhận giao dịch thành công (thường sau 15' - 60 phút).
-------------------------------------------------------------------
Chi phí để bảo trì Domain, Hotting, website
Đặt hàng sản phẩm -29%
Giá bán : 50,000 đ
Giá thị trường : 70,000 đ
Sản phẩm đã được thêm vào vào giỏ hàng
TÓM TẮT LUẬN ÁN
Tác động của sự phát triển thị trường tài chính đến cấu trúc vốn doanh nghiệp niêm yết trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án là nghiên cứu để tìm ra bằng chứng thực nghiệm về tác động của sự phát triển thị trường tài chính (TTTC) đến cấu trúc vốn doanh nghiệp niêm yết tại các quốc gia đang phát triển trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2020. Bằng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng thông qua ước lượng GMMhệ thống 2 bước, kết quả nghiên cứu cho thấy do quy mô TTTC tại đa số các quốc gia đang phát triển vẫn còn khá nhỏ, nên chỉ cần TTTC có sự cải thiện về mặt tổng thể nói chung hay quy mô nói riêng sẽ giúp các doanh nghiệp có thể phát hành vốn cổ phần để huy động vốn, giúp giảm sự lệ thuộc vào nguồn vốn vay dài hạn. Còn khi xét riêng từng thị trường (cổ phiếu hay trái phiếu doanh nghiệp) thì sự mở rộng về quy mô của các thị trường này sẽ giúp doanh nghiệp giảm tỷ lệ nợ (cả tổng nợ, nợ ngắn hạn và dài hạn). Bên cạnh đó, khi hiệu quả TTTC được cải thiện thì khiến tổng nợ (đặc biệt là nợ ngắn hạn) của doanh nghiệp có xu hướng tăng; điều này ngụ ý rằng tình trạng bất cân xứng thông tin ở các quốc gia đang phát triển có thể vẫn còn là một trong những vấnđề nan giải, do đó khi TTTC hoạt động hiệu quả hơn sẽ giúp thông tin của doanh nghiệp
thêm minh bạch. Đồng thời, chiều hướng tác động của tất cả các biến đặc điểm doanh nghiệp (gồm quy mô doanh nghiệp, suất sinh lợi trên tổng tài sản, tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản và cơ hội tăng trưởng doanh nghiệp; song sự tác động của cơ hội tăng trưởng đến cấu trúc vốn là không đáng kể) cho thấy cấu trúc vốn tại các nước đang phát triển ủng hộ cả hai lý thuyết đánh đổi và trật tự phân hạng. Đồng thời, cấu trúc vốn doanh nghiệp là tương đối ổn định qua thời gian và chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm ngành. Còn đối với các biến vĩ mô nền kinh tế thì sự tác động của tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người đến cấu trúc vốn là chưa thật sự rõ nét; còn tỷ lệ lạm phát khiến doanh nghiệp tại các quốc gia có chất lượng thể chế thấp hơn tăng tỷ lệ nợ (cả
trong ngắn và dài hạn), song lại có xu hướng khuyến khích các doanh nghiệp tại những quốc gia có chất lượng thể chế mạnh hơn giảm tỷ lệ nợ dài hạn.
Dựa theo kết quả nghiên cứu trên, luận án đề ra một số hàm ý chính sách để thúc đẩy sự phát triển TTTC, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn hơn. Cụ thể, (i) luật pháp và các quy định phải được xây dựng để bảo vệ quyền đầu tư ở các quốc gia; (ii) kiểm soát lạm phát giúp tăng cường sự an toàn của lợi nhuận thực tế; (iii) phát triển một lượng lớn các tổ chức đầu tư dài hạn quan trọng để cải thiện không chỉ về độ sâu
tài chính, mà còn hiệu quả thị trường và tính thanh khoản… Bên cạnh đó, một số giải pháp riêng cho Việt Nam để đẩy mạnh chất lượng thể chế quốc gia cũng được đưa ra.