MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................3
I. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................3
II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................3
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................4
IV. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .................................4
V. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài .......................................5
NỘI DUNG ................................................................................5
Phần I: Lý luận ............................................................................5
Phần II: Liên hệ thực tiễn và liên hệ bản thân ..............................12
KẾT LUẬN ..............................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................21
MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là môi trường quen thuộc đối với tất cả mọi người khi bất cứ cá
nhân nào cũng đều có thể trực tiếp tham gia vào quá trình tạo lập, xây dựng một gia đình. Mỗi một gia đình được coi là một tế bào của xã hội, bao gồm nhiều lĩnh vực phong phú nhưng cũng rất phức tạp, đầy mâu thuẫn và biến động. Do đó, gia đình là vấn đề trọng yếu mà toàn nhân loại với mọi dân tộc trong mọi thời đại đều dành sự quan tâm sâu sắc đến. Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa mà thực chất là chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh nghiệp vụ và
quản lý kinh tế xã hội. Và cùng với sự phát triển về các mặt khác của xã hội, các vấn đề mới cũng đã nảy sinh, trong đó vấn đề gia đình với nhiều biến đổi phức tạp, bên cạnh những biến đổi tích cực thì gia đình Việt Nam ngày nay đang phải đối mặt với nhiều vấn đề mang tính tiêu cực do chịu sự chi phối lớn từ nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước.
Chính vì vậy, việc chọn đề tài nghiên cứu “Lý luận chung về gia đình và
liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện nay” không chỉ mang ý nghĩa lý luận mà hơn nữa còn đem lại giá trị thực tiễn cao, là một đề tài cần thiết nghiên cứu để định hướng giải quyết cho các vấn đề nóng hiện nay của gia đình ở Việt Nam. Giải quyết được vấn đề gia đình là một bước tiến lớn thúc đẩy giải quyết các vấn đề nhức nhối của xã hội, tạo tiền đề không chỉ cho sự phát triển của xã hội mà cả nền kinh tế và chính trị nước nhà.
II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
1. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu với mục đích làm sáng rõ những lý luận chung của chủ
nghĩa xã hội khoa học về vấn đề gia đình, và liên hệ với sự biến đổi chức năng gia đình trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cùng những vấn đề thực trạng gia đình ở nước ta hiện nay.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Giải quyết, phân tích phần lý luận chung về gia đình: làm rõ khái niệm, chức năng, vai trò của gia đình và cơ sở xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
- Phân tích những biến đổi cụ thể của chức năng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay; xác định nguyên nhân, hệ quả tác động của sự thay đổi đó
- Liên hệ tới thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện nay với đa dạng các vấn đề “nóng” phức tạp đã thu hút sự quan tâm của toàn xã hội thời gian qua như vấn đề hôn nhân, đạo đức trong gia đình, quan hệ gia đình,...
- Đánh giá, nhận xét, quan điểm cá nhân của bản thân về vấn đề hôn nhân, gia
đình của cộng đồng LGBT.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Tiểu luận nghiên cứu về gia đình và những vấn đề liên quan trong thời kì
quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Phạm vi nghiên cứu giới hạn trong những vấn đề gia đình xảy ra ở Việt Nam từ khi đất nước bắt đầu đổi mới kinh tế, chính trị, bước vào thời kì quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa (năm 1986) cho đến hiện nay.
IV. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
Tiểu luận nghiên cứu về vấn đề gia đình dựa trên những lý luận chung của chủ nghĩa xã hội khoa học và những cơ sở đã được đặt nhằm xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa.
Các phương pháp phân tích tài liệu, đánh giá, tổng hợp, khái quát hóa thông tin tổng hợp và liên hệ các vấn đề liên quan để làm rõ vấn đề cần tìm hiểu đã được sử dụng trong quá trình hoàn thành tiểu luận. Đồng thời, các phương pháp logic, so sánh, đối chiếu những vấn đề cần tìm hiểu trong từng giai đoạn, thời kì lịch sử cụ thể cũng được vận dụng nhằm tăng tính khách quan, bao quát cho đề tài.
V. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
Về mặt lý luận, đề tài nghiên cứu làm rõ, đầy đủ những lý luận chung về
vấn đề gia đình và những cơ sở lý luận xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa. Về mặt thực tiễn, đề tài phân tích, nghiên cứu tác động, nguyên nhân sự biến đổi chức năng gia đình và thực trạng một số vấn đề gia đình ở Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp cho quá trình xây dựng gia đình hiện nay.
NỘI DUNG
PHẦN I: Lý luận
1.1. Khái niệm gia đình:
Gia đình là một tổ chức xã hội được hình thành từ khá sớm trong lịch sử
của loài người. Ngay từ buổi đầu của lịch sử, khi con người bắt đầu tự tổ chức cuộc sống như một cộng đồng độc lập cũng là lúc các mô hình cộng đồng nhỏ - hình thức sơ khai của gia đình ra đời. Như vậy, gia đình chính là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt tập hợp những người gắn bó với nhau trên cơ sở quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ các thành viên trong gia đình với nhau.
Hiện tại vẫn chưa có sự thống nhất, thậm chí có sự trái ngược nhau giữa
các định nghĩa về gia đình. Hầu như các quan niệm chỉ mới dừng lại ở một khái niệm phổ quát nhất về các loại gia đình trong lịch sử, đồng thời cũng chưa bao gồm các hình thức gia đình mới đang phát sinh trong các xã hội hiện đại ngày nay như gia đình một người.
1.2. Các hình thức gia đình hiện nay
Dựa vào quy mô, gia đình được chia thành hai loại chính, đó là gia đình
nhỏ - gia đình hạt nhân và gia đình lớn – gia đình đa thế hệ.
1.2.1. Gia đình hạt nhân
Gia đình hạt nhân là gia đình bao gồm 2 thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà là vợ chồng và con cái nên có thể có gia đình đầy đủ và không đầy đủ.
Gia đình đầy đủ chứa đầy đủ các mối quan hệ: chồng, vợ và các con; ngược lại, gia đình không đầy đủ là gia đình mà trong đó chỉ tồn tại quan hệ giữa người vợ với người chồng hoặc quan hệ giữa người bố hoặc người mẹ với con cái.
Trong vài thập kỷ gần đây, gia đình ở Việt Nam đã chứng kiến nhiều sự
thay đổi: thế hệ các cha mẹ già thay vì sống chung cùng nhà với các con ngày càng ưa thích sống độc lập và duy trì mối quan hệ gần gũi với con cái. Tuy nhiên, những thay đổi đó không phải là do ảnh hưởng của văn hoá phương Tây mà chủ yếu xuất phát từ những thay đổi kinh tế - xã hội và điều kiện sống ở Việt Nam.
Và gia đình hạt nhân sẽ vẫn tiếp tục là mô hình chủ đạo và sẽ ngày càng phổ biến hơn nữa, nhất là khi dịch vụ xã hội chăm sóc người cao tuổi được cải thiện tốt hơn.
1.2.2. Gia đình lớn hay gia đình mở rộng – gia đình đa thế hệ
Gia đình mở rộng thường được coi là gia đình truyền thống liên quan tới
dạng gia đình trong quá khứ, là một tập hợp nhóm người ruột thịt của một vài thế hệ sống chung với nhau dưới một mái nhà, thường từ ba thệ hệ trở lên, trong phạm vi của nó còn có cả những người ruột thịt từ tuyến phụ.
Cấu trúc của gia đình mở rộng cũng thay đổi cùng với những biến đổi của xã hội. Dạng cổ điển của gia đình mở rộng có đặc tính tổ chức chặt chẽ, là liên kết của ít nhất là vài gia đình nhỏ và những người lẻ loi và các thành viên trong gia đình được xếp đặt trật tự theo ý muốn của người lãnh đạo gia đình mà thường là người đàn ông cao tuổi nhất trong gia đình. Ngày nay, do nhiều sự biến động
của điều kiện kinh tế - xã hội mà gia đình mở rộng thường gồm một cặp vợ chồng, con cái và bố mẹ của họ và trong gia đình này, quyền hành không ở trong tay của người lớn tuổi nhất.
Ngoài ra, trên thế giới hiện nay và cả ở Việt Nam hiện nay vẫn còn một số dạng gia đình không phổ biến như: hộ gia đình một người, gia đình một thế hệ (chỉ gồm một cặp vợ chồng),...