Danh mục sản phẩm
Thống kê
  •   Đang online
    150
  •   Hôm nay
    532
  •   Hôm qua
    1103
  •   Tổng truy cập
    318059
  •   Tổng sản phẩm
    233
  • 0 - 100,000 đ        

    Kinh tế thị trường và các đặc trưng cơ bản

    Phần 1: Thế nào là nền Kinh tế thị trường?
    Có nhiều khái niệm về kinh tế thị trường , tùy theo góc độ lĩnh vực nghiên cứu khác  nhau như: kinh tế học, kinh phát triển, hay kinh tế chính trị… mà có những khái niệm khác nhau? Ở đây, dưới góc độ Kinh tế chính trị chúng ta giải thích vấn đề kinh tế thị trường là gì?

     Xã hội loài người luôn phát triển từ thấp tới cao, hình thái kinh tế ban đầu là kinh tế tự nhiên với đặc trưng là sản phẩm được sản xuất ra là để đáp ứng nhu cầu cá nhân, gia đình, bộ tộc (hay còn gọi là nền kinh tế tự cấp tự túc). Trải qua thời gian lâu dài, khi lực lượng sản xuất phát triển, khi có sản phẩm thặng dư, quan hệ trao đổi mua bán sản phẩm xuất hiện và phổ biến cũng chính là lúc Kinh tế hàng hóa ra đời. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, dù xuất hiện kinh tế hàng hóa và có các hoạt động trao đổi mua bán, nhưng các hoạt động này vẫn mang tính tự phát, trao đổi chưa theo nguyên tắc thị trường. Nên, ở giai đoạn đầu, người ta gọi đó là Kinh tế hàng hóa giản đơn. Khi lực lượng sản xuất phát triển cao hơn, các quan hệ kinh tế đều được thực hiện thông qua thị trường và quan hệ hàng hóa - tiền tệ phát triển đến một trình độ nhất định sẽ đạt đến Kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường được hiểu là Kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao trong đó, mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động của, điều tiết của các quy luật thị trường.
    Hay nói cách đơn giản,  các yếu tố đầu vào, đầu ra của sản xuất đều được thực hiện thông qua thị trường (tức là qua trao đổi mua bán). 
              Để các em dễ hình dung sự khác nhau đối với kinh tế hàng hóa giản đơn và kinh tế thị trường, ta có 1 ví dụ như sau:
              Có một bác nông dân sở hữu một mảnh đất rộng. Trên đó, mọc rất nhiều các loại cây tự nhiên như như : ớt, chanh, cà chua … Sau khi dùng không hết các loại quả đó, bác quyết định mang đầu làng bán. Vì là việc trao đổi mua bán diễn ra, nên có thể coi hoạt động mua bán của bác nông dân là biểu hiện của kinh tế hàng hóa; tuy nhiên nó mới chỉ mang tính chất giản đơn do, việc mua bán mang tính tự phát, giá cả hàng hóa mang tính ngẫu nhiên.
              Bác nông dân thứ hai, cũng sở hữu một mảnh đất rộng. Tuy nhiên, khác với bác nông dân thứ nhất, bác này không khai thác  các cây tự nhiên trên mảnh đất đó vì nó không mang lại nhiều kinh tế. Bác quyết định ra chợ mua giống hoa về trồng, vì bác thấy rằng, trồng hoa có năng suất cao hơn, kiếm được nhiều tiền hơn. Nhưng để có giống hoa, bác phải qua thị trường (tức là chợ) để mua, cùng với mua phân bón và thuốc trừ sâu. Sau một thời gian trồng trọt, bác đem ra thị trường để bán. Nhưng khác với bác nông dân thứ nhất, bác nông dân thứ hai, không thể bán với giá ngẫu nhiên được. Bác phải tính toán giá bán hợp lý sao cho có lãi so với đồng vốn bỏ ra, nhưng không quá cao vì phải cạnh tranh với những người bán hoa khác.
    Như vậy, hoạt động mua bán của bác nông dân thứ hai là biểu hiện của Kinh tế thị trường, do yếu tố đầu vào, đầu ra của sản xuất thông qua thị trường, theo nguyên tắc thị trường, quy luật của thị trường (QL cạnh tranh, cung cầu, giá trị…)
    Với ví dụ đơn giản về hai người nông dân trên, ta đi đến kết luật về kinh tế thị trường: Kinh tế thị trường là hình thức phát triển cao của kinh tế hàng hóa, trong đó, sản xuất và trao đổi đều được thực hiện thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường.
    Phần 2. Đặc trưng của Kinh tế thị trường.
    Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội phát triển ở trình độ cao. Nó phân biệt với các kiểu tổ chức kinh tế xã hội khác như: Kinh tế tự cấp tự túc, kinh tế hàng hóa giản đơn, kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp… bằng những đặc trưng cơ bản:
    Kinh tế thị trường có 6 đặc trưng cơ bản sau:
    Một là, Kinh tế thị trường đòi hỏi sự đa dạng của các chủ thể  kinh tế, nhiều hình thức sở hữu. Các chủ thể kinh tế bình đẳng trước pháp luật.
    Chúng ta thấy rằng, trong kinh tế thị trường luôn  tồn tại đa dạng các chủ thể kinh tế như: chủ thể là Nhà nước, là tập thể, là tư nhân, là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, là doanh nghiệp liên doanh liên kết … Ví dụ như: Trong lĩnh vực Ngân hàng chẳng hạn, có Ngân hàng của nhà nước  (Ngân hàng Agribank - Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viettinbank – Công thương); ngân hàng liên doanh (sacombank, techcombank…), ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài ( ANZ, Citibank, shinhanbank…)
    Sự đa dạng chủ thể kinh tế này là tất yếu trong kinh tế thị trường, xây dựng nên môi trường cạnh tranh, thúc đẩy kinh tế vận động và phát triển. Đồng thời, sự đa dạng của các chủ thể kinh tế chính là biểu hiện của nhiều hình thức sở hữu (sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu 100% vốn nước ngoài)…
    Dù đa dạng các chủ thể kinh tế, nhưng trong nền kinh tế thị trường thì các chủ thể kinh tế này đều phải bình đẳng trước pháp luật, và đều chịu sự tác động khách quan của quy luật thị trường, các bạn  nhé!
    Đặc trưng thư Hai là, thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực xã hội thông qua hoạt động của các thị trường bộ phận như thị trường hàng hóa, thị trường dịch vụ, thị trường sức lao động, thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ
     Chúng ta hình dung kinh tế thị trường giống như một bức tranh tổng thể, gồm nhiều miếng ghép kết hợp lại. Các miếng ghép đó chính là các thị trường bộ phận cơ bản, đó chính là thị trường hàng hóa, thị trường dịch vụ, thị trường sức lao động, thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ. Các loại thị trường này, không tồn tại độc lập, mà có mối quan hệ, tác động qua lại với nhau; chính yếu tố thị trường sẽ quyết định việc phân bổ các nguồn lực xã hội thông qua các thị trường bộ phận đó.
    Ví dụ nguồn lực vốn chẳng hạn; Khi xảy ra dịch bệnh Covid toàn cầu, nền kinh tế thế giới trở nên  khó khăn hơn, thị trường lao động khủng hoảng, số lượng người thất nghiệp nhiều, thị trường hàng hóa và dịch vụ đình trệ, sức mua giảm. Do vậy, dưới tác động của suy thoái thị trường, chủ đầu tư sẽ có xu hướng dịch chuyển nguồn lực vốn đầu tư sang các nước, hoặc các khu vực an toàn., như Việt Nam. 
    Còn đối với nhà đầu tư trong nước có thể dịch chuyển vốn đầu tư từ thị trường tài chính (chứng khoán), thị trường bất động sản (đang đóng băng) chuyển sang thị trường vàng, hoặc thị trường hàng hóa do lo sợ lạm phát, suy thoái kinh tế.
    Rõ ràng, thị trường là yếu tố quyết định tới sự phân bổ các nguồn lực xã hội.
    Đặc trưng thứ ba, giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường, cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển.
    Trong kinh tế thị trường, các quy luật thị trường đóng vai trò quan trong, chi phối các hoạt động sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng. Điển hình là quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh và quy luật cung cầu. Chính các quy luật này, đã giúp cho hình thành mức giá cả thị trường, đồng thời động lực quan trọng thúc đẩy thị trường phát triển.
    Đặc trưng thứ tư, động lực trực tiếp của các chủ thể sản xuất kinh doanh là lợi ích kinh tế - xã hội.
    Các chủ thể kinh tế tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, suy cho cùng động lực chính là vì lợi ích kinh tế - xã hội. Chủ thể là Doanh nghiệp tư nhân, các hộ kinh doanh cá thể phải đặt mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu kinh tế để duy trì và phát triển. Đối với chủ thể là nhà nước khi tham gia kinh tế thị trường, có thể vì lợi ích kinh tế song phải đảm bảo cả lợi ích xã hội nữa. Ví dụ: các dự án đầu tư công như Điện, đường, trường, trạm … Nhà nước vừa phải hướng tới mục tiêu kinh tế, nhưng vừa phải cân đối phù hợp với thu nhập của mọi thành phần nhân dân.
    Đặc trưng thứ năm, nhà nước là chủ thể thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các quan hệ kinh tế, đồng thời, nhà nước thực hiện khắc phục những khuyết tật của thị trường, thúc đẩy những yếu tố tích cực, đảm bảo sự bình đẳng xã hội và sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế.
    Đặc trưng này nhấn mạnh vai trò quản lý điều tiết của Nhà nước đối với Kinh tế thị trường. Hiện nay, hầu hết các quốc gia đều sử dụng mô hình kinh tế thị trường hỗn hợp, tức là nền kinh tế vừa vận động theo cơ chế thị trường, nhưng vừa có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước, để thúc đẩy kinh tế ổn định và giảm nguy cơ khủng hoảng kinh tế, do kinh tế thị trường gây ra.
    Đặc trưng thứ 6, kinh tế thị trường là nền kinh tế mở, thị trường trong nước gắn liền với thị trường quốc tế.
    Bản chất của kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao, quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa càng được mở rộng về phạm vi và quy mô thì càng tạo điều kiện cho kinh tế thị trường phát triển. Cho nên, mở cửa kinh tế là xu hướng tất yếu của các nền kinh tế thị trường trên thế giới. Mở cửa kinh tế tạo ra những cơ hội về khai thác thị trường, và tranh thủ nguồn lực quốc tế.
    Ví dụ về trồng vải thiều và trồng nhãn ở Hải Dương và Hưng Yên chẳng hạn. Nếu chỉ phát triển thị trường đầu ra ở Việt Nam thôi thì đặc sản quả vải và quả nhãn chỉ thu được những giá trị nhất định. Nhưng nhờ có mở của kinh tế, nông sản Việt Nam xuất khẩu ra thị trường quốc tế, giá trị của vải và nhãn Việt Nam đã tăng thêm nguồn thu nhập cho nông dân. Từ đó, bà con nông dân đầu tư, quy hoạch thành những trang trại quy mô để mở rộng diện tích canh tác và nâng cao chất lượng sản phẩm.
    Tóm lại, kinh tế thị trường có 6 đặc trưng cơ bản các bạn nhé. Tóm lược lại như sau:
    Một là, đa dạng hóa về chủ thể kinh tế và loại hình sở hữu.
    Hai là,  thị trường quyết định phân bổ nguồn lực xã hội
    Ba là, giá cả theo nguyên tắc thị trường.
    Bốn là, lợi ích kinh tế - xã hội là động lực
    Năm là, Nhà nước đóng vai trò chủ thể quản lý, điều tiết.
    Sáu là, kinh tế thị trường là nền kinh tế mở hội nhập.
    TIN TỨC KHÁC
  • Vui lòng đợi ...

    Đặt mua sản phẩm

    Xem nhanh sản phẩm