Danh mục sản phẩm
Thống kê
  •   Đang online
    91
  •   Hôm nay
    170
  •   Hôm qua
    434
  •   Tổng truy cập
    191116
  •   Tổng sản phẩm
    183
  • 0 - 100,000 đ        
    SA 09 TMDT . Giáo trình Thương mại điện tử
  • Xem toàn bộ hình ảnh

    SA 09 TMDT . Giáo trình Thương mại điện tử

    Để download Tài liệu: Bài tập Kinh tế lượng
    - Bước 1: Giao dịch chuyển khoản
    STK 105004389020, Viettinbank, Chủ TK: TRẦN HOÀNG HẢI
    Nội dung: Mã Sản phẩm + gmail
    VD: SA 09 TMDT. [email protected]
    Hoặc combo 2 tài liệu số trở lên
    VD: SA 09 TMDT + TL 05 CNXHKH. [email protected]

    - Bước 2: Sau khi chuyển khoản thành công, bạn click vào mục "MUA" dưới đây để hoàn thành giao dịch.

    - Bước 3: Sản phẩm số sẽ được chuyển vào gmail của bạn trong sau khi ban quản trị xác nhận giao dịch thành công (thường sau 15' - 60 phút).
    (Bạn có thể chụp chuyển khoản lên zalo chat)
    -------------------------------------------------------------------
    Chi phí để bảo trì Domain, Hotting
    Đặt hàng sản phẩm -50%
    Giá bán : 10,000 đ
    Giá thị trường : 20,000 đ
    Sản phẩm đã được thêm vào vào giỏ hàng
    SA 09 TMDT . Giáo trình Thương mại điện tử

    SA 09 TMDT . Giáo trình Thương mại điện tử

    SA 09 TMDT . Giáo trình Thương mại điện tử
    Thu gọn


    CHI TIẾT SẢN PHẨM
    LỜI NÓI ĐẦU
     
    Bước sang thiên nhiên kỷ thứ ba, chúng ta đang chứng kiến một sự chuyển biến to lớn của nhân loại, khi mà Internet bùng nổ và trở thành một trong những nền tảng quan trọng của mọi hoạt động xã hội. Theo ông Marc Andressen, một trong những người tiên phong của thương mại Internet, tính đến cuối năm 2004, trên thế giới có khoảng 800 triệu người sử dụng Internet, con số này được dự đoán sẽ lên đến 3 tỷ trong thập kỷ tới. Internet World Stats (internetworldstats.com) đã thống kê được vào tháng 3 năm 2005 có khoảng 68% dân số Mỹ sử dụng Internet. Điều thú vị hơn là trên 90% số người sử dụng Internet có độ tuổi từ 5 đến 17. Tỷ lệ này sẽ vẫn còn tăng và đó là xu hướng chung của hầu hết các nước. Như một tất yếu khách quan, mọi mặt của đời sống xã hội sẽ có sự thay đổi đáng kể. Và kéo theo đó là sự thay đổi về một số mặt trên bình diện chung toàn thế giới. Điều đáng chú ý ở đây là con người tiến hành kinh doanh theo một phương thức mới, nhất là trong việc quản lý thị trường và giao dịch.
    Thương mại điện tử (TMĐT) mô tả cách thức mà giao dịch được tiến hành qua các mạng, chủ yếu là qua Internet. Đó là một quá trình mua và bán hàng hóa, dịch vụ và thông tin qua các phương tiện điện tử. Việc ứng dụng TMĐT trong việc mua bán cổ phiếu trên Internet đang dần trở nên phổ biến. Như trang Web bán hàng trực tuyến nổi tiếng Amazon.com, vào những ngày bận rộn nhất của năm 2004 đã nhận được 2,8 triệu đơn đặt hàng, hơn hẳn 2,1 triệu đơn đặt hàng cùng ngày năm trước. TMĐT không chỉ đơn thuần là mua và bán, nó còn bao hàm cả giao tiếp, hợp tác, tìm hiểu thông tin điện tử và còn nhiều hơn nữa. Với những ảnh hưởng của mình, TMĐT đã làm thay đổi một phần cục diện của thế giới, tác động đến kinh tế, giáo dục và tất nhiên là cả con người.
    Tác động của TMĐT không chỉ dừng lại ở việc tạo ra một kênh bán hàng trên Web, mà còn tạo cơ sở thiết lập một cấu trúc công
     
     
     
    nghiệp mới. Dường như đây là một cuộc cách mạng mang đến vô vàn những cơ hội và cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Nhận thức được điều này, Chủ tịch tập đoàn Microsoft Bill Gates không ngừng phát triển những sản phẩm và dịch vụ thương mại điện tử, Internet của mình. Bill Gates tuyên bố rằng Microsoft luôn đi trước 2 năm so những mô hình kinh doanh đã lỗi thời của các đối thủ cạnh tranh. Ông biết rằng cạnh tranh hiện nay không chỉ về sản phẩm, dịch vụ mà còn cả về mô hình kinh doanh. Do đó mà Microsoft luôn đi trước và dẫn đầu, cái gì đúng với Microsoft thì sẽ đúng với mọi công ty khác. Và theo ông, lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm nhất, sôi động nhất là trên Web.
    Mục đích của cuốn sách này là mô tả TMĐT được tiến hành và quản lý ra sao, từ đó chỉ ra những thuận lợi, khó khăn và những lợi ích, những vấn đề, những rủi ro của TMĐT. Cuốn sách được viết trên góc độ quản trị. TMĐT là một lĩnh vực liên ngành, vì thế mà nó cần dành được sự quan tâm của các nhà quản lý và các chuyên gia trong mọi lĩnh vực chức năng của kinh doanh. Tất cả mọi người dù đang làm việc trong lĩnh vực chính trị, giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác nữa cũng thấy có ích khi nghiên cứu TMĐT.
    Ngày nay, TMĐT và kinh doanh điện tử đang trong giai đoạn tiếp tục phát triển, trong đó sự quan tâm đến công nghệ và ý tưởng mới luôn được đi kèm với sự chú ý đặc biệt về chiến lược, việc thực hiện và lợi ích. Đa số mọi người đều nhận thấy rằng kinh doanh điện tử có hai phần, nó không chỉ là về công nghệ mà còn về thương mại.
    Để phát triển thương mại điện tử, cần đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử ở các cấp độ khác nhau, trên các góc độ tiếp cận khác nhau. Cuốn sách này được viết trước hết phục vụ mục đích đào tạo chuyên ngành quản trị thương mại điện tử bậc đại học ở Trường Đại học Thương mại như một học phần nhập môn của chuyên ngành và như một học phần thuộc kiến thức cơ sở ngành của các chuyên ngành đào tạo khác của Trường. Hy vọng rằng cuốn sách sẽ có ích cho sinh viên các trường khác, các nhà kinh doanh và các bạn đọc quan tâm đến thương mại điện tử.
    Trong quá trình viết cuốn sách, chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ quý giá của nhiều tập thể và cá nhân các nhà khoa học. Xin bày tỏ sự cảm ơn tới GS.TS Nguyễn Bách Khoa, TS Đàm Gia Mạnh, TS Trần Văn Hòe, TS Nguyễn Văn Thoan, ThS Nguyễn Bình Minh, ThS Nguyễn Trần Hưng và các đồng nghiệp, cộng tác viên và các cán bộ, chuyên viên Phòng Khoa học - Đối ngoại Trường Đại học Thương mại.
    Nội dung cuốn sách được chia thành 10 chương do tập thể giáo viên thuộc Khoa Thương mại điện tử, Trường Đại học Thương mại biên soạn, với sự phân công như sau:
    Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Văn Minh Chương 1, 6, 7 do PGS.TS Nguyễn Văn Minh, CN Trần Hoài Nam, ThS Chử Bá Quyết biên soạn Chương 2 do PGS.TS Nguyễn Văn Minh, ThS Chử Bá Quyết biên soạn Chương 3, 4 do PGS.TS Nguyễn Văn Minh, CN Trần Hoài Nam biên soạn Chương 5, 10 do PGS.TS Nguyễn Văn Minh biên soạn Chương 8 do PGS.TS Nguyễn Văn Minh, ThS Chử Bá Quyết biên soạn Chương 9 do ThS Chử Bá Quyết biên soạn
    Vì thương mại điện tử là một vấn đề khá mới mẻ, hơn nữa, do bị giới hạn về tài liệu, về trình độ hiểu biết và kinh nghiệm, cuốn sách khó tránh khỏi những sơ xuất. Chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp để tiếp tục hoàn thiện cuốn sách trong những lần xuất bản sau.
    Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm của bạn đọc.
     
    Hà Nội, tháng 10 năm 2022
    NHÓM TÁC GIẢ
     
    Mục Lục
                                                                                          Trang
    LỜI MỞ ĐẦU                                                                                                     3
     
    Chương 1: TỔNG QUAN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 11
    1.1. Sự hình thành và phát triển của thương mại điện tử 11
    1.2. Khái niệm thương mại điện tử 16
    1.3. Phạm vi và chức năng của thương mại điện tử 28
    1.4. Lợi ích và trở ngại của ứng dụng thương mại điện tử 29
    1.5. Những điều kiện áp dụng thương mại điện tử 36
    1.6. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu học phần thương mại điện tử căn bản  
    40
      Tóm tắt chương 1 41
      Câu hỏi ôn tập 41
    Chương 2: THỊ TRƯỜNG TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 42
    2.1. Khái niệm và bản chất thị trường điện tử 42
    2.2. Những điểm khác biệt giữa thị trường truyền thống và thị trường điện tử  
    43
    2.3. Những yếu tố cơ bản cấu thành thị trường điện tử 44
    2.4. Phân loại thị trường điện tử 49
    2.5. Một số công cụ sử dụng trong thị trường điện tử 53
      Tóm tắt chương 2 59
      Câu hỏi ôn tập 60
    Chương 3: KẾT CẤU HẠ TẦNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 61
    3.1. Khái niệm và ý nghĩa của việc tổ chức kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông cho thương mại điện tử  
    61
     
     
     
     
    3.2. Kết cấu hạ tầng ngoại vi của thương mại điện tử 65
    3.3. Kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin của doanh nghiệp 81
      Tóm tắt chương 3 106
      Câu hỏi ôn tập 106
    Chương 4: MÔ HÌNH KINH DOANH TRONG THƯƠNG MẠI
    ĐIỆN TỬ
     
    107
    4.1. Khái niệm, các nhân tố cơ bản của mô hình kinh doanh 107
    4.2. Các mô hình kinh doanh chủ yếu trong thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C e- commerce)  
     
    121
    4.3. Các mô hình kinh doanh chủ yếu trong thương mại điện tử B2B  
    134
    4.4 Các mô hình kinh doanh đặc thù của thương mại điện tử 143
      Tóm tắt chương 4 147
      Câu hỏi ôn tập 148
    Chương 5: GIAO DỊCH TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 149
    5.1. Chuỗi giá trị thương mại 149
    5.2 Một số giao dịch cơ bản trong thương mại điện tử 160
    5.3 Một số hệ thống giao dịch trong thương mại điện tử 180
      Tóm tắt chương 5 188
      Câu hỏi ôn tập 188
    Chương 6: THANH TOÁN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 189
    6.1. Khái niệm và phân biệt thanh toán điện tử với thanh toán truyền thống  
    189
    6.2. Các hệ thống thanh toán điện tử 194
      Tóm tắt chương 6 231
      Câu hỏi ôn tập 232
     
     
     
     
     
    Chương 7: AN TOÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 233
    7.1. Định nghĩa, những vấn đề đặt ra trong an toàn thương mại điện tử  
    233
    7.2. Các nguy cơ và các hình thức tấn công đe dọa an toàn TMĐT  
    240
    7.3. Quản trị an toàn thương mại điện tử 252
    7.4. Một số giải pháp công nghệ đảm bảo an toàn trong thương mại điện tử  
    255
      Tóm tắt chương 7 283
      Câu hỏi ôn tập 284
    Chương 8: CÁC KHÍA CẠNH LUẬT PHÁP, ĐẠO ĐỨC VÀ XÃ HỘI CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ  
    285
    8.1. Các khía cạnh đạo đức và pháp luật của thương mại
    điện tử
     
    285
    8.2. Sự gian lận trong thương mại điện tử, bảo vệ người tiêu dùng và người bán hàng trong thương mại điện tử  
    306
    8.3. Một số vấn đề xã hội trong thương mại điện tử 313
    8.4. Hợp đồng điện tử 326
      Tóm tắt chương 8 346
      Câu hỏi ôn tập 347
    Chương 9: DỰ ÁN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 348
    9.1. Xây dựng kế hoạch cho dự án thương mại điện tử 348
    9.2. Tự phát triển và thuê ngoài 355
    9.3. Quản lý thực thi dự án thương mại điện tử 360
    9.4. Nhân lực trong vận hành dự án thương mại điện tử 362
      Tóm tắt chương 9 366
      Câu hỏi ôn tập 366
     
     
     
     
     
    Chương 10: NHỮNG LĨNH VỰC ỨNG DỤNG TMĐT VÀ TƯƠNG LAI CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ  
    367
    10.1. Những lĩnh vực ứng dụng của thương mại điện tử 367
    10.2. Tương lai của thương mại điện tử 379
    10.3. Xu hướng tích hợp thị trường thực và thị trường ảo 388
      Tóm tắt chương 10 389
      Câu hỏi ôn tập 390


     




    SẢN PHẨM KHÁC